Chuyên đề phương pháp giảng dạy văn học

Tên file: CHUYÊN-ĐỀ-PHƯƠNG-PHÁP-GIẢNG-DẠY-VĂN-HỌC.doc
Tải về

CHUYÊN ĐỀ
“PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN HỌC”
Thời gian thực hiện: 19 / 10 / 2017
Người báo cáo: Đỗ Thị Năm
Thời gian dạy minh họa: 25 / 10 / 2017
Dạy học văn là làm cho người học vừa hiểu cái hay cái đẹp của tác phẩm, vừa hiểu và rung động trước tác phẩm. Đây là công việc thể hiện năng lực của người giáo viên, người giáo viên phải có vốn sống thực tế, vốn kiến thức văn học và phải biết am hiểu tâm lý của học sinh. Từ đó mới hiểu v cảm nhận được tác phẩm. Văn chương vừa là khoa học,vừa là tâm hồn,vì vậy người giáo viên phải có một phương pháp giảng dạy văn học thích hợp để học sinh dễ dàng lĩnh hội được tác phẩm. Do vậy, để giảng dạy tốt một tác phẩm văn chương, chúng ta cần phải thực hiện tốt các phương pháp sau:
1- Phương pháp đọc diễn cảm: con đường đi vào tác phẩm nhất thiết phải từ đọc, đọc để tạo ấn tượng và sự hứng thú tích cực của học sinh. Đối với đọc truyện, giúp học sinh nắm được cốt truyện và chủ đề tư tưởng tác phẩm. Đối với thơ học sinh đọc để nắm được vần, nhịp điệu, ý thơ. Đọc tác phẩm để đưa người đọc vào thế giới tác phẩm văn học ,người đọc phải nhập thân vào tác phẩm để hiểu ý nghĩa tác phẩm, lời đọc kích thích tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh cảm xúc trong tác phẩm. Đọc diễn cảm l lm cho học sinh cảm thụ được tác phẩm trong giờ văn tốt hơn, tạo được những ấn tượng ban đầu, những rung cảm và xúc động thẩm mỹ của học sinh làm nền cho công việc phân tích.
2- Phương pháp phân tích: giảng văn không chỉ dừng lại ở nắm cốt truyện hay từng chi tiết riêng lẻ của tác phẩm mà phải nắm bắt được cái linh hồn của tác phẩm, nắm được ý nghĩa khái quát của tác phẩm đó. Để đạt được hiệu quả giáo viên phải hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm, để tổng hợp và khái quát vấn đề .Phân tích tác phẩm là đem một hiện tượng văn học chia nhỏ ra để xem xét, khảo sát rồi đem tổng lại thành kết luận . Mỗi tác phẩm văn học đều cónhững yêu cầu riêng, phân tích thơ có thể chia ra từng phần, từng khổ thơ, phân tích truyện chia ra từng nhân vật hay từng vấn đề.
3- Phương pháp giảng bình :chính phương pháp này đem lại hứng thú trong quá trình giảng văn, đem màu sắc cảm xúc cho việc dạy học văn. Nhờ bình mà lời giảng thêm sâu, nhưng bình phải dựa trên giảng. Khi dạy phương pháp giảng bình, người giáo viên phải sống với tác phẩm, phải hoá thân vào nhân vật mới có thể rung động với cái hay cái đẹp của tác phẩm. Khi bình nội dung hình thức của tác phẩm thì giáo viên phải lựa chọn những điểm đáng bình nhất. Giảng phải khoa học, chính xác, bình dựa trên cơ sở giảng, bản thân nó cũng là khoa học, nhưng đồng thời nó cũng là nghệ thuật. Bình là dùng lời văn đẹp, có chất xúc cảm, nhưng phải có nội dung, lời văn ngôn ngữ chính xác có hình tượng làm nổi rõ vấn đề, nhân vật trong tác phẩm .
4- Phương pháp so sánh : là phương pháp có hiệu quả trong việc chiếm lĩnh phân tích tác phẩm văn học. Phương pháp so sánh trong giảng văn nhằm mục đích làm sáng tỏ bài văn, bài thơ.Vận dụng phương pháp so sánh giúp giáo viên giảng văn phong phú sinh động, phân tích tác phẩm sâu hơn. Phương pháp so sánh văn bản này với văn bản khác, so sánh chi tiết nghệ thuật này với chi tiết nghệ thuật khác, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bài văn, bài thơ. Sử dụng phương pháp so sánh tốt sẽ đem lại hiệu quả thẫm mĩ lớn trong giờ văn. Những bài giảng văn có vận dụng phương pháp so sánh sẽ gip giờ học sinh động về kiến thức văn chương .
5-Phương pháp nêu vấn đề: là phương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực của hoạt động tư duy, tính năng động trí tuệ của học sinh qua giờ giảng văn. Giờ giảng văn muốn thành công nhất thiết phải xây dưng một hay những tình huống có vấn đề, trước hết xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Tóm lại : Để tiết dạy đạt hiệu quả, người giáo viên phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn hài hoà giữa các phương pháp trong việc dạy và học văn , giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện bằng phương php đặc thù của môn Ngữ văn .
Người báo
Tổ trưởng tổ Ngữ văn + GDCD
ĐỖ THỊ NĂM