CÔNG NGHỆ 8 TUẦN 1 BÀI 44 ĐIỆN CƠ ÔN TẬP KIỂM TRA 15 PHÚT

Tuần 24

Tiết 43        Bài 44.  ĐỒ DÙNG ĐIỆN LOẠI ĐIỆN – CƠ .

                                              QUẠT ĐIỆN

 I Động cơ điện một pha.

  1. Cấu tạo: Gồm có 2 phần chính stato và roto.

– Stato: Gồm có lõi thép và dây quấn dùng để tạo từ trường quay.

–  Roto: Gồm lõi thép dây quấn tạo ra cơ năng.

  1. Nguyên lí làm việc.

– Dựa vào tác dụng từ của dòng điện.

– Khi đóng điện, sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn Stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn roto. Tác dụng của dòng điện làm cho rôto động cơ quay .

  1. Số liệu kĩ thuật.

– Điện áp định mức   (V)

– Công suất định mức  (W, KW)

  1. Sử dụng.

– Sử dụng đúng số liệu định mức

– Đặt máy nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió và ít bụi.

– Máy để lâu hoặc mới mua về phải kiểm tra sự chạm vỏ trước khi sử dụng.

II Quạt điện

  1. Cấu tạo: Gồm 2 phần chính a/ Động cơ điện : là nguồn động lực. b/ Cánh quạt : Tạo ra gió.
  2. nguyên lí làm việc.

Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió.

  1.  Sử dụng.

– Như sử dụng động cơ điện một pha.

– Cần phải chú ý thêm : Cánh quạt phải quay nhẹ nhàng, không bị rung, lắc, vướng cánh.

III. Máy bơm nước  ( SGK)

ÔN TẬP KiỂM TRA 15 PHÚT

Câu 1: Tai nạn đện thường xảy ra do những nguyên nhân nào?

– Vô ý chạm vào vật có điện.

– Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp.

–  Đến gần dây điện bị đứt rơi xuống đất.

Câu 2: Để phòng ngừa tai nạn điện ta phải thực hiện các biện pháp an toàn nào?

– Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện.

– Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện.

– Giữ khoảng cách an toàn với đường dây cao áp và trạm biến áp.

Câu 3: Thế nào là vật liệu cách điện? Kể tên các vật liệu cách điện?

– Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua, có điện trở suất lớn.

– Cao su, nhựa, sứ, thủy tinh….

Câu 4: Thế nào là vật liệu dẫn điện? Kể tên các vật liệu dẫn điện?

– Vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện chạy qua, có điện trở suất nhỏ.

– Kim loại, hợp kim, than chì….

Câu 5: Em hãy nêu cấu tạo  và số liệu kĩ thuật của động cơ điện  một pha?

– Cấu tạo:

+ Stato: Gồm có lõi thép và dây quấn dùng để tạo từ trường quay.

+ Roto: Gồm lõi thép và dây quấn tạo ra cơ năng.

– Số liệu kĩ thuật:

+ Điện áp định mức: Ký hiệu Uđm    đơn vị: V

+ Công suất định mức: Ký hiệu Pđm đơn vị: W, Kw

Câu 6: Em hãy nêu cách sử dụng động cơ điện một pha?

– Sử dụng đúng số liệu định mức.

– Đặt máy nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió và ít bụi.

– Máy để lâu hoặc mới mua về phải kiểm tra chạm vỏ trước khi sử dụng.

Câu 7: Em hãy nêu cấu tạo máy biến áp một pha?

–  Lõi thép: Gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép lại, dùng để dẫn từ.

– Dây quấn:

+ Làm bằng dây điện từ.

+ Dây quấn sơ cấp là dây quấn nối với nguồn điện có điện áp U1, có số vòng dây N1.
+ Dây quấn thứ cấp là dây quấn lấy điện ra sử dụng có điện áp U2, có số vòng dây N2.

Câu 8: Em hãy nêu cách sử dụng máy biến áp  một pha?

– Sử dụng đúng số liệu định mức.

– Đặt máy nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió và ít bụi.

– Máy để lâu hoặc mới mua về phải kiểm tra chạm vỏ trước khi sử dụng.

Câu 9: Nêu cách sử dụng bàn là?

– Sử dụng đúng số liệu định mức.

– Khi đóng điện không được để mặt đế bàn là trên bàn hoặc để lâu trên quần áo.

– Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

– Giữ mặt đế sạch và nhẵn.

– Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt

Câu 10: So sánh đặc điểm  đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt?

Đèn sợi đốt

– Đèn phát ra ánh sáng liên tục

– Hiệu suất phát quang thấp

– Tuổi thọ thấp (1000 giờ)

Đèn huỳnh quang

– Ánh sáng đèn nhấp nháy.

– Hiệu suất phát quang cao

– Tuổi thọ dài (8000 giờ).

– Phải mồi phóng điện