SINH HỌC 9 – Bài 44. ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT

Giáo viênthcsnhithanh 
Đăng ký ngay

I. QUAN HỆ CÙNG LOÀI

* Đặc điểm: Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: Nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu,…

* Phân loại: Trong 1 nhóm sinh vật cùng loài có những mối quan hệ

Quan hệ hỗ trợ:

+ Khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích hợp lí và có nguồn sống đầy đủ.

+ Ví dụ: Nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu,…

+ Ý nghĩa: có lợi giúp sinh vật kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự bảo vệ tốt hơn.

Quan hệ cạnh tranh:

+ Trong điều kiện: bất lợi, thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng cao, con đực tranh giành con cái.

+ Ví dụ: Cạnh tranh giữa các con trâu trong đàn.

+ Ý nghĩa: dẫn tới 1 số cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể trong nhóm.

II. QUAN HỆ KHÁC LOÀI

*Kẻ bảng 44. SGK trang 132 và ghi nội dung vào tập

+ Quan hệ cộng sinh: ví dụ 1, 9 ( Ở địa y …tảo tổng hợp; vi khuẩn sống ….rễ cây họ Đậu)

+ Quan hệ hội sinh: ví dụ 5, 6 (Địa y … cây; cá ép…đưa đi xa)

+ Quan hệ cạnh tranh: ví dụ 2, 7 ( Trên một … lúa giảm; dê và bò… đồng)

+ Quan hệ Kí sinh: ví dụ 4, 8 ( Rận và chét…trâu, bò; giun đũa…người)

+ Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: ví dụ 3, 10 (Hươu, nai…hổ; cây nắp ấm…trùng)

– Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là:

+ Quan hệ hỗ trợ: là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không hại) cho tất cả các sinh vật.

+ Quan hệ đối địch: 1 bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc 2 bên cùng bị hại.