Tuần 24
Tiết 24:
Chủ đề : LỚP VỎ KHÍ
( Tích hợp: Bài 17- mục 1)
*Không khí bao gồm nhiều thành phần: khí nitơ, khí ôxi, hơi nước và các khí khác ..
hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa,…
1/.Khí áp và các đai khí áp trên Trái Đất:
-Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân .
– Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực .
(Hình 50- trang 58 sgk)
2/.Gió và các hoàn lưu khí quyển:
– Gió tín phong:
+ Thổi từ khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo.
+ Ở nửa cầu Bắc ,gió có hướng Đông Bắc , nửa cầu Nam có hướng Đông Nam.
– Gió Tây ôn đới:
+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Ở nửa cầu Bắc có hướng Tây Nam. Ở nửa cầu Nam có hướng Tây Bắc .
– Gió Đông cực :
+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Ở nửa cầu Bắc, có hướng Đông Bắc . Ở nửa cầu Nam, có hướng Đông Nam..
(Hình 51- trang 59 sgk)
( Tích hợp: Bài 17- mục 3)
Tầng không khí dưới thấp được chia thành các khối khí nóng hay lạnh, các khối khí đại dương hay lục địa. ( bảng màu trang 54 -sgk )
– khối khí nóng hình thành trên vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
– khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
– khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
– khối khí lục địa hình thành trên đất liền , có tính chất tương đối khô.
( Tích hợp: bài 18- mục 3)
Sự thay đổi nhiệt độ không khí:
– Vị trí gần hay xa biển : về mùa hè không khí của miền nằm gần biển mát hơn những miền nằm sâu trong lục địa; còn vào mùa đông lại ấm hơn.
– Độ cao: trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm .
– Vĩ độ địa lí: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí vùng vĩ độ cao.