MÔN SINH HỌC 9. Tuần 25. Tiết 50. ÔN TẬP CHƯƠNG I

                         TUẦN 25. TIẾT 50.   ÔN TẬP CHƯƠNG I

Câu 1. Nêu khái niệm môi trường sống? Cho biết các loại môi trường sống và nêu ví dụ sinh vật sống ở môi trường đó?

Câu 2. Nhân tố sinh thái là gì? Nêu các nhóm nhân tố sinh thái?

Câu 3. Giới hạn sinh thái là gì, cho ví dụ?

Câu 4. Ánh sáng ảnh hưởng tới thực vật như thế nào? Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng?

                    Thực vật ưa sáng               Thực vật ưa bóng
– Có phiến lá nhỏ, dày, màu xanh nhạt, lá xếp nghiêng so với mặt đất, tầng cutin dày, mô giậu phát triển.

– Thân có nhiều cành.

– Quang hợp tốt và điều tiết thoát hơi nước linh hoạt khi có ánh sáng mạnh.

– Cường độ hô hấp mạnh.

– Có phiến lá to, mỏng, màu xanh thẫm, lá xếp ngang so với mặt đất, tầng cutin mỏng, mô giậu kém phát triển.

– Thân có ít cành.

– Quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, điều tiết thoát hơi nước kém.

– Cường độ hô hấp yếu.

Câu 5.  Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng? Các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng vì: lá cây tầng dưới thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp của lá cây yếu tạo ít chất hữu cơ; lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và khả năng hút nước kém nên cành phía dưới khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ở trên (hiện tượng tỉa cành tự nhiên) 

Câu 6. Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? 

Câu 7. Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

Câu 8. Thế nào là sinh vật biến nhiệt, sinh vật hằng nhiệt?

Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

– Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường.

Câu 9. So sánh đặc điểm khác nhau giữa 2 nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn?

+ Cây sống nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng như dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.

Cây  sống nơi ẩm ướt nhiều ánh sáng ven bờ ruộng, hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

+ Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.

Câu 10. Độ ẩm của môi trường có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như thế nào?

Câu 11. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật thể hiện qua các mối quan hệ nào, nêu đặc điểm, cho ví dụ?

Câu 12. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?

Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.

Câu 13. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?

Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.