NGỮ VĂN 7 TUẦN 25 -TIẾT 100

Tiết 100 – Tiếng Việt
TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN:
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I.Tìm hiểu chung:
1.Câu chủ động và câu bị động.

a.Tìm hiểu: sgk/57
*Nhận xét
a. Mọi người / yêu mến em.
CN VN
b. Em / được mọi người yêu mến.
CN VN
->Chủ ngữ trong câu (a) “mọi người” là chủ thể của hoạt động “yêu mến”.
->Chủ ngữ trong câu (b) “Em” là đối tượng của hoạt động “yêu mến”.
à Câu có chủ ngữ như câu (b) là câu bị động ( a) là câu chủ động
b.Ghi nhớ: sgk/57
2.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
a.Tìm hiểu các ví dụ: (sgk/64)
a.Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hóa vàng”
CT HĐ ĐTHĐ
à Câu chủ động
b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”
ĐTHĐ HĐ
à Câu bị động
c. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”
ĐTHĐ HĐ

à Câu bị động
*Nhận xét:
1.* Giống:
– Hai câu miêu tả cùng một sự việc
– Hai câu đều là câu bị động
* Khác: +Câu b. Dùng “được”(“bị”)
+ Câu c Không dùng “được”(“bị”)
2.Đối tượng hoạt động của câu bị động chuyển lên đầu câu.

è Kết luận: Có 2 kiểu câu bị động:
– Kiểu câu bị động có dùng “được”, “bị”
– Kiểu câu bị động không dùng ‘được”, “bị
à Câu a có cùng nội dung với câu b, c là câu chủ động tương ứng với câu b, c.
à Muốn chuyển từ câu a – câu chủ động sang câu b, c – câu bị động.
*Cách 1:- Xác định cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động (cánh màn điều… vải)
-Chuyển cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động (Cánh màn điều… vải) lên “đầu câu”.
-Thêm từ “được” hoặc “bị” cho phù hợp sau cụm từ ấy. (câu b)
*Cách 2: – Xác định cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động.
-Chuyển cụm từ đó lên đầu câu.
-Lược bỏ hoặc biến cụm từ chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
(câu c)
è KL: Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :
-Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ ĐT của HĐ lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc được vào sau từ (cụm từ) ấy.
-Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ ĐT của HĐ lên đầu câu , đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành 1 bộ phận không bắt buộc trong câu.
b/ Ghi nhớ: sgk/ 64
II/ Luyện tập:
BT1/65
a/ Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỷ XIII
-> Ngôi chùa ấy xây từ Thế kỷ XIII
b/ Tất cả cánh cửa chùa được ( người ta ) làm bằng gỗ lim.
->Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c/ Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào.
->Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d/ Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
-.Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
-BT 2/65
* Chuyển đổi:
b/ Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
-> Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
c. ->Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
->Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
* Phân biệt sắc thái ý nghĩa: bị – được
àCâu bị động dùng ‘được” có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.
àCâu bị động có dùng “bị” có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.