I. PHÂN BIỆT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
– PXKĐK: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
VD: Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra.
– PXCĐK: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
VD: Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ.
II. SỰ HÌNH THÀNH PXCĐK
1. Hình thành PXCĐK
– Điều kiện để thành lập PXCĐK:
+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
+ Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Thực chất của việc thành lập PXCĐK là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau.
2. Ức chế PXCĐK
– Khi PXCĐK không được củng cố thì phản xạ sẽ mất dần.
– Ý nghĩa:
+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
+ Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người.
III. SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VỚI PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
*Tính chất của PXKĐK
1.Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện
2. Bẩm sinh
3. Bền vững
4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại
5. Số lượng hạn chế
6. Cung phản xạ đơn giản
7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống
* Tính chất của PXCĐK
1’.Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện 1 số lần)
2’. Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện)
3’. Dễ mất khi không củng cố
4’. Có tính chất cá thể, không di truyền
5’. Số lượng không hạn định
6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời
7’. Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.
– Mối quan hệ giữa PXKĐK với PXCĐK:
+ PXKĐK là cơ sở để thành lập PXCĐK.
+ Phải có sự kết hợp giữa 1 kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn)