SINH HỌC 8. Tuần 24. Tiết 47. CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN. Bài 43. GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH- KT15 phút; Bài 45. DÂY THẦN KINH TỦY

.  BÀI 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH 

I. NƠRON – ĐƠN VỊ CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH (không dạy)

II. CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THẦN KINH

  1. Cấu tạo

Gồm: bộ phận trung ươngbộ phận ngoại biên.

Bộ phận trung ương:

+ Bộ não: nằm trong hộp sọ gồm: đại não, não trung gian, trụ não và tiểu não.

+ Tủy sống: nằm trong cột sống.

Bộ phận ngoại biên:

+ Các dây thần kinh (não, tủy).

+ Các hạch thần kinh.

  1. Chức năng:

Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ cơ quan giúp cơ thể luôn thích nghi với môi trường.

Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được phân thành:

Phân hệ thần kinh vận động: điều hòa hoạt động của cơ vân.

Phân hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

TIẾT 47.  BÀI 45: DÂY THẦN KINH TỦY                                     

I. CẤU TẠO CỦA DÂY THẦN KINH TỦY

– Có 31 đôi dây thần kinh tủy.

– Mỗi dây thần kinh tủy gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống bằng các rễ trước (rễ vận động)

Các nhóm sợi liên quan đến các rễ này đi ra khỏi lỗ gian đốt nhập lại thành dây thần kinh tủy.

II. CHỨC NĂNG CỦA DÂY THẦN KINH TỦY

– Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh.

– Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh về cơ quan phản ứng.

– Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại, nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau.