TIẾT 6 CHỦ ĐỀ 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ – THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ LẤY ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

CHƯƠNG VIII: MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Bài 50. ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

I. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà
1. Đặc điểm:
a. Điện áp của mạng điện trong nhà là 220V
b. Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rất đa dạng có công suất rất khác nhau.
c. Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp của mạng điện.
2. Yêu cầu của mạng điện trong nhà.
– Đảm bảo cung cấp đủ điện và có dự phòng.
– Đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà.
– Sử dụng thuận lợi chắc, đẹp.
– Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
II. Cấu tạo của mạng điện trong nhà :
1. Cấu tạo gồm có 4 phần tử :
a. Công tơ điện
b. Dây dẫn điện
c. Các thiết bị điện : đóng ngắt, bảo vệ và lấy điện.
d. Đồ dùng điện
– THNL: Lựa chọn sự phù hợp của các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện nâng cao hiệu suất sử dụng, bảo vệ an toàn điện góp phần sử dụng hiệu quả năng lượng điện.

Bài 51. THIẾT BỊ ĐÓNG – CẮT VÀ LẤY ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Thiết bị đóng – cắt mạch điện
1. Công tắc điện
a. Khái niệm
Công tắc điện là loại thiết bị dùng để đóng hoặc cắt dòng điện bằng tay.
b. Cấu tạo:
Gồm có 3 phần:
– Vỏ làm bằng nhựa hoặc sứ, trên có ghi Uđm – Iđm.
– Cực động và cực tĩnh làm bằng đồng.
c. Phân loại:
– Dựa vào số cực: công tắc điện 2 cực, công tắc điện 3 cực…
– Dựa vào thao tác đóng cắt: Công tắc bật, công tắc bấm, công tắc xoay, công tắc giật.
d. Nguyên lí làm việc:
Khi đóng công tắc, cực động và cực tĩnh tiếp xúc nhau làm kín mạch. Khi ngắt công tắc, hai cực tách rời nhau làm hở mạch.
– Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì.
2. Cầu dao
a. Khái niệm:
Cầu dao là thiết bị đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính của mạng điện công suất nhỏ.
b. Cấu tạo: Gồm có 3 bộ phận chính:
– Vỏ làm bằng nhựa, sứ trên có ghi Uđm và Iđm.
– Các cực động và các cực tĩnh làm bằng đồng.
c. Phân loại:
– Căn cứ vào số cực: một cực, hai cực, ba cực
– Căn cứ vào sử dụng: một pha, ba pha.
II. Thiết bị lấy điện
1. Ổ điện
a. Khái niệm:
Ổ điện là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện như: bàn là, bếp điện.
b. Cấu tạo: Có 2 bộ phận:
– Vỏ làm bằng nhựa hoặc sứ trên có ghi Uđm và Iđm.
– Bộ phận tiếp điện làm bằng đồng.
2. Phích cắm điện
a. Khái niệm:
Phích cắm điện dùng cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện.
b. Phân loại:
– Có nhiều loại.
* Chọn phích cắm điện có loại chốt và số liệu kĩ thuật phù hợp với ổ điện.

Bài 53. THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Cầu chì
1. Công dụng
Cầu chì là thiết bị điện dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.
2. Cấu tạo và phân loại
a. Cấu tạo: Có 3 bộ phận chính:
– Vỏ làm bằng nhựa, sứ, thủy tinh.
– Các cực giữ dây chảy và dây dẫn điện.
– Dây chảy thường làm bằng chì.
b. Phân loại
– Có nhiều loại.
3. Nguyên lí làm việc
Khi dòng điện tăng lên quá giá trị định mức dây chảy cầu chì nóng chảy và bị đứt làm mạch điện bị hở, bảo vệ mạch điện và các đồ dùng điện, thiết bị điện không bị hỏng.
– Cầu chì được mắc vào dây pha, trước công tắc và ổ lấy điện.
II. Aptomat
Aptomat là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải. Aptomat phối hợp chức năng của cầu dao và cầu chì.
– Trên vỏ Aptomat có ghi điện áp định mức và dòng điện định mức