Lí 8 – tuần 25

Tuần 25 – Tiết 25 Bài 21-22-23 : NHIỆT NĂNG – SỰ TRUYỀN NHIỆT
1.Hoạt động khởi động:
_Các ngtử, ptử cđ như thế nào ?
_Nêu mối quan hệ giữa cđ ptử và nhiệt độ ?
_Yêu cầu HS đọc phần mở bài .
2.Hoạt động hình thành kiến thức:
Hđ1: Tìm hiểu về nhiệt năng
_ 1 HS đọc thông tin/ 74
_ HS trả lời các câu hỏi của GV
I/ NHIỆT NĂNG :
_ Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật .
_ Khi nhiệt độ của vật tăng thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật cũng tăng.
Hđ2: Các cách làm thay đổi nhiệt năng :
II/ CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG
_ Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng 2 cách : thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
Hđ3: Tìm hiểu về nhiệt lượng :
_ 1 HS đọc thông tin ( phần III), cả lớp theo dỏi nội dung
_Trả lời các câu hỏi của GV.
III/ NHIỆT LƯỢNG :
_ Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
_ Ký hiệu nhiệt lượng :Q
_ Đơn vị nhiệt lượng : J
Hđ4: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt :
IV/ SỰ DẪN NHIỆT :
Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của cùng 1 vật hay sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
Hđ5:Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất
_ Chất rắn dẫn nhiệt tốt
_ Trong chất rắn thì kim loại dẫn nhiệt tốt nhất; thuỷ tinh, sành sứ dẫn nhiệt kém nhất
_ Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở CR
_ Chất lỏng dẫn nhiệt kém hơn chất rắn
_ Chất khí dẫn nhiệt kém hơn chất lỏng
3.Hoạt động luyện tập:
4.Hoạt động vận dụng:
*C9/
Vì KL dẫn nhiệt tốt nên dùng làm nồi nấu mau chín còn sứ DN kém nên dùng làm bát đĩa để khi sử dụng ít nóng hơn.
*C10/
Vì KK ở giữa các lớp áo mỏng DN rất kém nên giữ cho thân nhiệt ít thay đổi
*C11/
Mùa đông chim hay đứng xù lông để tạo các lớp KK dẫn nhiệt rất kém giữa các lông chim nhằm giữ thân nhiệt cho chim
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
_ Đọc “có thể em chưa biết”/ 79
IV/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
_ Học bài 22 .
_ Làm BT : 22.1 à22.12
_ Xem trước bài 23