NGỮ VĂN 7 Tuần 24 Tiết 94-Tập làm văn

Tiết 94-Tập làm văn
TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN :
– TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
– CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

.Tìm hiểu chung:
1.Mục đích và phương pháp chứng minh
a.Chứng minh trong đời sống.
-Lập luận CM dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để CM 1 ý kiến nào đó là chân thực.
=> Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (luận điểm) nào đó là chân thực.
b. Chứng minh trong văn nghị luận

* Nhận xét
– Luận điểm chứng minh: nhan đề (lặp lại ở câu kết “vậy xin bạn chớ lo thất
bại”).
– Lập luận:
+ Vấp ngã là thường.
Lấy ví dụ mà ai cũng có để CM
+ Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở
thành nổi tiếng. Nêu 5 danh nhân mà ai cũng phải thừa nhận.
à Lập luận = Lập luận + dẫn chứng (Lập luận ít, chủ yếu là dẫn chứng)
– Lập luận + dẫn chứng phải được lựa chọn, thẩm tra, phát triển
* Kết luận :
– Chứng minh là một phép lập luận
– Lập luận trong chứng minh là: dùng lập luận + bằng chứng chân thật, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được CM) là đáng tin cậy.
-Các lí lẽ , bằng chứng dùng trong phép lập luận CM phải được lựa chọn , thẩm tra , p/tích thì mới có sức thuyết phục.
* Ghi nhớ: SGK/42
2/ Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
a.Tìm hiểu : sgk/48,49
*Cho đề văn:
Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu TN đó.
b. Tìm hiểu đề và tìm ý:
* Xác định yêu cầu chung của đề:CM một tư tưởng được coi là đúng đắn
* Tư tưởng đúng đắn của đề (câu trạng ngữ)
– Chí: hoài bão
Lý tưởng tốt đẹp
Ý chí, nghị lực, sự kiên trì
– Có “chí” sẽ thành công trong sự nghiệp
* Cách lập luận: Nêu dẫn chứng xác thực
Nêu lí lẽ
– Lập luận: + Bất cứ việc gì, dù xem ra có vẻ giản đơn nhưng không có chí , không chuyên
tâm , kiên trì thì liệu có làm được không ?

+ Ở đời rất nhiều khó khăn, làm việc gì cũng có thể gặp khó khăn. Nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì chẳng làm gì được.
– Thực tế: Xưa – Nay có nhiều tấm gương nêu cao ý chí nhờ có ý chí mà thành công.
+VD: Nguyễn Ngọc Ký…
+Các tấm gương trong “Đừng sợ vấp ngã”.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Nêu vai trò của lí tưởng, và nghị lực trong cuộc sống mà tục ngữ đó đề cập.
b. Thân bài (phần CM).
* Xét về lí
+ “Chí” là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
+ Không có chí thì không làm gì được
* Xét về thực tế:
+ Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng).
+ Chí giúp con người ta vượt qua được những khó khăn tưởng như không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).
c. Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được việc lớn.
3. Viết bài:
*Ghi nhớ: sgk/ 50
II/ Luyện tập:
Bài tập sgk/51:
Đề 1: Hãy CM tính đúng đắn
của câu tục ngữ : “ Có công mài
sắt , có ngày nên kim.’’
*Đề 2:CM tính chân lí trong bài thơ :
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(HC Minh)
Em sẽ làm theo các bước ntn ? Hai đề này có gì giống và khác so
với đề văn đã làm mẫu ở trên?
->Nêu dàn bài.
Điều cần lưu ý giữa các phần , đoạn.
+ Lập dàn bài đề 1:
=>
* Giống nhau: Câu tục ngữ và bài thơ được nêu ra để chứng minh trong 2 bài tập đều mạng ý nghĩa giống nhau: con người phải bền lòng, không nản chí.
* Khác nhau.
– “Có công mài sắt…”: hễ có lòng bền bỉ, quan tâm thì việc khó như mài sắt cũng có thể hoàn thành.=> Có thể CM theo chiều thuận.
– “Không có… thì có thể CM theo cả hai chiều thuận và nghịch:
+ Nếu lòng không bền thì không làm được việc…
+ Chí đã quyết thì việc dù lớn lao đến đâu cũng có thể làm nên.

.Lập dàn bài.
a.MB : GT câu TN và nêu rõ tư tưởng mà nó thể hiện.
b.TB :
-Nêu 1 số dẫn chứng cụ thể.
-Dùng lí lẽ để p/tích , đúc kết vấn đề.
c.KB : Rút ra kết luận khẳng định sự đúng đắn của câu TN và nêu ra bài học trong cuộc sống.